Thursday, February 17, 2011

http://clbnokia.wordpress.com/

http://clbnokia.wordpress.com/

Tiếng Kêu Cứu khẩn cấp của 12 hộ dân tỉnh Đồng Tháp

Tiếng Kêu Cứu khẩn cấp của 12 hộ dân tỉnh Đồng Tháp

18.04.2006 — CTV Hoa-Mai



Hình ảnh cuộc cưỡng chế, và sinh hoạt của 12 gia đình sau khi mất nhà cửa



Nội dung đơn kêu cứu khẩn cấp và cuộc phỏng vấn của CTV Hoa-Mai



NNG: Tôi xin nói là tôi đại diện cho 12 hộ dân. Tôi là Nguyễn Ngọc Giàu, sinh năm 1966, đại diện cho 12 hộ dân ở ấp Tân Lợi, xã Tân Thành Huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp; đã bị cưỡng chế giải toả trắng, đền bù không thoả thuận với dân, còn bị đánh đập dã man, không còn tính người và tình người cùng một màu da. Hiện nay 12 hộ dân chúng tôi đang sống cảnh màn trời chiếu đất. Rất mong các cơ quan trong và ngoài nước giúp chúng tôi trong tình trạng dân chủ, trong tinh thần dân chủ, tôn trọng luật pháp. Tôi yêu cầu chủ đấu tư thoả thuận với dân thuận mua và vừa bán, giá 300.000 đồng/mét. Người chỉ đạo là Chủ Tịch Trương Ngọc Hân, Tạ văn Hội Chủ Tịch Huyện cho 12 hộ dân được đối thoại trực tiếp, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm những lời phát biểu trên đây.

TH: Dạ, xin Chị cho biết dự án này là dự án gì?

NNG: Dự án Sông Hậu

TH: Và việc cưỡng chế không chính đáng vào ngày bao nhiêu? Và cụ thể có những người nào bị đánh đập hay bị bắt bớ gì không?

NNG: Nghĩa là dự án này là Tỉnh và Huyện lấy để cho Công Ty Xuất Nhập Khẩu cho nước ngoài thuê. Rất nhiều người bị đánh đập nhưng không ra tới đây. Hiện nay tôi ở đây, ở Hà Nội, còn những người bị đánh đập ở nhà không đi được. Cưỡng chế thì ngày 21 tháng 02 năm 2006, những lực lượng là Công An Lưu Động có, Công An Hình Sự có, coi như là đủ thứ hết… toàn thế như là quân đội cũng có, như là đoàn thể các cơ ngành đó… mấy trăm người đông quá mình không kiểm soát được, bởi vì nó bắn mình xỉu rồi, mình không có dòm được hết.

Trong lúc đó là cơ động vô là bít nhà bít cửa hết… Vừa nói mấy anh cưỡng chế nhà chúng tôi. Đất của chúng tôi không phải đất bất hợp pháp, đất nguồn gốc đã mấy đời rồi, không phải là đất ăn cắp, giờ mấy anh muốn cưỡng chế, muốn thu mua đất tôi thì mấy anh xuất trình giấy tờ ra, thì chúng tôi cho mấy anh cưỡng chế. Thì vừa mới nói xong, thì mấy ổng chích điện ngả xỉu hết.

Đến 6, 7 giờ chiều về, thì nền nhà thì bị bơm cát, còn xung quanh thì rào lưới kẽm gai hết trơn. Còn những gia đình khác thì bị đánh đập nghĩa là ngất xỉu, rồi bắt mấy bà già chở đi mấy ngày không cho ăn cho uống gì hết. Chừng trở về con nghe vậy nó xỉu, tụi tui xúm nhau khóc, nói tụi tui là hoạt động chính trị để phản loạn lại mấy ổn, mấy ổng còn ràng buộc như vậy đó. Mấy ổng còn đem máy quay phim chụp hình rồi đem xe nhốt tù để đòi bắt chúng tôi.

Gia đình anh Lễ bị đánh hết trơn, đánh toàn bộ gia đình luôn, nghĩa là mặt mày sưng chù vù. Ông Tủ, ông Lễ, chị Kiều… cùng ba bốn gia đình bị đánh hết, đánh xỉu… Giày của mấy ổng, giày cơ động mấy ổng đạp lên mặt, rồi đạp lên mình, thậm chí đái không được luôn nữa, rất là bạo tàn luôn, đánh còn hơn là loài thú nữa. Mười (10) hộ chúng tôi thấy sợ quá không dám chống đối nữa, yêu cầu xin mấy anh xuất trình giấy tờ ra thôi, chứ không dám nói gì hết thì mấy ổng cũng bắn xỉu hết. Nói ra thì nó nói mình chống đối, nó nói là: “cưỡng chế không cần giấy tờ, không cần gì hết, chúng tôi làm không cần luật pháp gì hết.”

Những người có tên ở đây là 12 hộ chúng tôi dưới đây đều ký tên hết rồi: Nguyễn văn Tủ, Lê văn Lễ, Bùi thị Thới, Nguyễn thị Hạnh, Mã Ngọc Đắc, Lê Việt Hùng, Nguyễn văn Trung, Nguyễn Thành Phát, Nguyễn Ngọc Giàu, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn thị Thuý Kiều, Hà văn Giẽn. Mười hai hộ (12 hộ) chúng tôi đang bị cưỡng chế trong ngày 21/02/2006, bị chính quyền ở Tỉnh, Huyện áp bức, dân giờ nhờ trong và ngoài nước can thiệp cho 12 hộ dân chúng tôi ở đây để chúng tôi sinh sống trở lại. Dân Đồng Tháp chúng tôi quá khổ rồi, bây giờ nhớ mấy ông can thiệp giùm, lên tiếng giùm cho 12 hộ dân chúng tôi để sinh sống trở lại.

Hiện nay 12 hộ chúng tôi sống màn trời chiếu đất, sống ở ngoài đường, không nhà cửa ở, không gì hết, mất trắng tay (khóc nghẹn) giờ đến đây ở Hà Nội mà không có gì hết, mà Công An không can thiệp được nữa, đưa đơn khắp nơi hết rồi mà cũng không được giải quyết gì hết. Đến nỗi ngày mà ông Lê, ông Thanh chuyển 2 người xuống tiếp chúng tôi, mà cũng không được tiếp, đến đây gần 2 tháng trời rồi mà cũng không được gì hết (khóc nghẹn). Bây giờ nhờ các ông ra tay cứu vớt giùm chúng tôi. Nếu chúng tôi có làm gì phạm pháp luật chúng tôi nhận chịu trách nhiệm xử bắn.

Nay là tôi cam đoan hết 12 hộ dân, tôi là Nguyễn Ngọc Giàu, sinh năm 66 (khóc nghẹn) nếu mà chuyện gì sai quấy tố cáo trái pháp luật, thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm hết.



XIN BẤM VÀO CÁC HÌNH NHỎ DƯỚI ĐÂY ĐỂ XEM HÌNH LỚN

BẤM VÀO NÚT ĐỂ TRỞ LẠI TRANG NÀY



Đơn kêu cứu khẩn thiết



Tiếng kêu cứu khẩn cấp



Thư gửi nhờ TT. Nguyễn Việt Thành nhờ can thiệp



Quyết định "xử phạt hành chính" của Công an H. Lai Vung



Các thư trả lời và đề nghị của Trụ sở Tiếp Công Dân Trung Ương



Các Thông báo cưỡng chế của UBND tỉnh Đồng Tháp

http://www.dvdvn.us/TDK/_KHIEUKIEN/KHK_20060418_DongThap.htm

ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA GIA ĐÌNH LIỆT SĨ

ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA GIA ĐÌNH LIỆT SĨ





Bà Trần Thị Thơi Bà Trần Thị Sao


(V/v: Giải quyết khiếu nại của UBND huyện Châu Thành
tỉnh Đồng Tháp tại các công văn số 204/UBND-NC ngày 22/3/2005
và báo cáo số 18/BC-CBNC ngày 23/3/2006)
-------


- Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.

Tôi tên là : Trần Thị Thơi, sinh năm 1923 cùng cháu gái là Trần Thị Sao
Trú tại ấp An Ninh, xã An Khánh, Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Là mẹ Việt Nam Anh hùng - có chồng và 5 con trai là liệt sĩ trong thời kỳ chống Mỹ
Xin được trình bày với Quý Ông sự việc như sau :


Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước vợ chồng tôi được ông Trần Văn Khải là em ruột chồng tôi cho (5 công) 5.000 m2 để sản xuất sinh sống nuôi chồng con đánh giặc. Diện tích 5 công đất này có nguồn gốc trong số 16 công đất được chính quyền cách mạng cấp năm 1950 cho ông Nguyễn Văn Phát và ông Đoàn Văn Bàn. Ông Bàn không canh tác mới cho lại ông Phát, ông Phát cho con rể là Trần Văn Khải số diện tích 16 công này và ông Khải cho vợ chồng tôi 5 công như đã nói ở trên. Gia đình tôi quản lý sử dụng trồng lúa để lấy gạo nuôi chồng con trưởng thành đi đánh giặc và chồng tôi đã hy sinh năm 1964. Sau đó 5 đứa con của tôi cũng lần lượt hy sinh tại chiến trường.

Vào khoảng 1968-1969 Mỹ-Ngụy tái chiếm xã An Khánh và đã cướp mảnh đất này làm đồn bốt vừa để chống phá cách mạng vừa triệt đường làm ăn của gia đình có người tham gia cách mạng. Sau năm 1975 chính quyền tiếp quản diện tích và đồn bốt này làm trụ sở UB xã. Năm 2003 trụ sở UB xã chuyển đi chỗ khác, khoảng đất này bỏ hoang nên tôi làm đơn gửi chính quyền xin nhận lại diện tích này nhưng không được chính quyền xã và huyện giải quyết với lý do:
“Trụ sở UBND xã An Khánh (cũ) có diện tích 2.691 m2 thuộc thửa 1989 tờ bản đồ số 4 xã An Khánh. Trước giải phóng chế độ cũ sử dụng làm đồn bốt, sau giải phóng chính quyền xã An Khánh tiếp quản và xây dựng trụ sở UBND xã...” (Công văn số 204/UBND-NC ngày 22/3/2006 của UBND huyện Châu Thành).

Công văn cũng đã nêu khu đất này đã được quy hoạch làm khu dịch vụ-thương mại chợ An Khánh bằng quyết định số 66/QQD-NB ngày 13/4/2004 và “Hiện nay UBND xã An Khánh đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng khu đất trên theo quy hoạch đã được phê duyệt”... (công văn số 204/UBND-NC).

Thưa Quý ông Thủ tướng qua trình bày của tôi ở trên và cách xem xét giải quyết trả lời của UBND huyện Châu Thành. Tôi xin Ông với quyền hạn và trách nhiệm của mình cho làm rõ và trả lời tôi những thắc mắc sau :

1.

Diện tích của gia đình tôi đòi xin lại là 4.000 m2 trong đó 5.000 m2 của ông Khải cho vì 1.000 m2 đã bị làm đường chứ không phải là 2.691 m2 như công văn 204 nêu ? Tại sao UBND huyện không nói rõ nguồn gốc đất mà chế độ cũ đã làm đồn bốt là của ai ?Vào thời gian nào?
2.

Cách giải quyết của UBND huyện Châu Thành khi bác quyền lợi của tôi có phải là các cấp chính quyền coi việc chế độ cũ cướp đất của gia đình cách mạng làm đồn bốt và tước đi nguồn sống của họ để chống phá cách mạng là đúng là hợp pháp ?
3-Diện tích 4.000 m2 còn lại của gia đình tôi bị bỏ hoang đã trên 3 năm. Trong khi gia đình tôi cần đất để sinh sống. Đây là một sự lãng phí khủng khiếp.Ai có quyền được làm như thế ?Cái quy hoạch đó còn được TREO đến bao giờ ?

Thưa quý ông trước đây Nhà nước đã có chủ trương trả lại ruộng đất cho những gia đình cách mạng bị chính quyền cũ cướp đoạt, đất của gia đình tôi bị cướp đoạt sao không trả lại cho gia đình tôi. Nay UBND tính làm khu dịch vụ-thương mại (chưa biết đến khi nào mới có người dám bỏ tiền đầu tư) để mọi người đều được hưởng lợi? Tại sao lại một mình gia đình tôi chịu thiệt? Chẳng lẽ bao nhiêu người đã không tiếc cuộc sống của mình trong đó có chồng và 5 người con của tôi đã chiến đấu và hy sinh để thống nhất đất nước với mong muốn đem lại sự công bằng ấm no hạnh phúc, vậy mà nay kết cục lại như vậy sao? Tôi đã già rồi muốn nhận lại mảnh đất đang bị bỏ hoang mà trước kia bị chính quyền cũ cướp đoạt để cho con cháu sản xuất nuôi dưỡng tôi nay đã già yếu như vậy không được sao?

Kính mong Ông Thủ tướng hãy xem xét và trả lời cho tôi, xin Ông hãy trả lời thẳng thắn xin đừng đùn đẩy lòng vòng. Tôi đã quá mệt mỏi, hao tổn sức khoẻ và tiền bạc vì đi lại để xin được nhận lại mảnh đất của mình.


Xin kính chúc Ông sức khoẻ làm được nhiều việc tốt cho đời.
Tôi xin cảm ơn.


An Khánh, ngày 01 tháng 01 năm 2007
Người làm đơn
Trần Thị Thơi

http://tiengdankeu.org/

Người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ

Người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ

ItaExpress

22/06/2009 3:39 pm

Trần Trọng Khiêm đã thực hiện chuyến phiêu lưu ở miền Tây hoang dã của nước Mỹ như một cao bồi thực thụ. (Ảnh minh họa)

Từ một người đi tìm vàng ở California, Trần Trọng Khiêm - người làng Xuân Lũng (Phú Thọ), đã trở thành ký giả và người Việt đầu tiên trên đất Mỹ.

Trong cuốn sách Con đường thiên lý (Nxb Văn hóa - Thông tin), nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục, chứng minh rằng trước Bùi Viện 20 năm, có một người Việt thực hiện chuyến phiêu lưu ở miền Tây hoang dã của nước Mỹ như một cao bồi thực thụ.
Từ phố Hiến đến miền Tây nước Mỹ
Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ hai, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nhưng lúc nào cũng sẵn "máu" phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống phố Hiến (Hưng Yên) xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba năm châu, bốn bể.
Từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đi qua nhiều vùng đất, từ Hương Cảng (Trung Quốc) đến Anh, Hà Lan, Pháp. Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố New Orlean (Mỹ), cải trang thành một người Trung Hoa, tên Lê Kim, rồi gia nhập đoàn người đa quốc tịch (Canada, Anh, Pháp, Hà Lan, Mexico…) đi tìm vàng ở miền Tây hoang dã (Wild West là cụm từ người Mỹ dùng để chỉ bang California, nơi mà cuộc sống luôn bị rình rập bởi thú dữ, núi lửa và động đất).

Trong gần hai năm, Lê Kim đã sống cuộc đời của một cao bồi miền Tây thực thụ. Ông và những người tìm vàng vượt sông Nebraska, qua núi Rocky, đi về Laramie, Salt Lake City, vừa đi vừa hát bài ca rất nổi tiếng thời đó là “Oh! Suzannah”. Họ thường xuyên đối mặt với hiểm họa đói khát và sự tấn công của người da đỏ để đến California tìm vàng. Sốt rét và rắn độc đã cướp đi mất quá nửa số thành viên trong đoàn. Trong đoàn Lê Kim nổi tiếng là người lịch thiệp, cư xử đàng hoàng, tử tế nên rất được kính trọng. Do biết nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Lê Kim được cử làm thông dịch viên của đoàn. Lê Kim nói ông không phải người Hoa, mà đất nước ông nằm ngay cạnh Trung Quốc.
Sau đó, ông trở về thành phố San Francisco và làm ký giả cho tờ Daily News hai năm. Cuộc phiêu lưu bốn năm của Khiêm (tức Lê Kim) trên đất Mỹ đã được nhiều tài liệu ghi lại, như cuốn sách La Ruée Vers L’or của tác giả Rene Lefebre (nhà xuất bản Dumas, Lyon, 1937).
Sau khi tích trữ được một chút vàng làm vốn, Lê Kim quay trở lại San Francisco. Là người học rộng, lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, Lê Kim nhanh chóng xin được việc chạy tin tự do cho nhiều tờ báo như: Alta California, Morning Post..., rồi làm biên tập cho tờ nhật báo Daily Evening. Đề tài mà Lê Kim thường viết là về cuộc sống đầy hiểm họa và cay đắng của những người khai hoang ở bắc California và quanh khu vực San Francisco, trong đó, ông hướng sự thương cảm sâu sắc đến những người da vàng mà thời đó vẫn là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc. Lê Kim cho rằng, các mỏ vàng đã khiến cuộc sống ở đây trở nên méo mó và sa đọa không gì cứu vãn được. Hiện nhiều bài báo của ông đăng trên tờ Daily Evening vẫn được lưu giữ ở thư viện ĐH California.
Năm 1854, khi đã quá mệt mỏi với cuộc sống hỗn loạn và nhiễu nhương ở Mỹ, cộng thêm nỗi nhớ quê hương ngày đêm thúc giục, Lê Kim tìm đường trở lại Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng kịp để lại nước Mỹ dấu ấn của mình trong nhiều tài liệu, như cuốn sách La Ruée Vers L’or của tác giả Rene Lefebre (nhà xuất bản Dumas, Lyon, 1937).
Cầm quân chống Pháp
Năm 1854, Trần Trọng Khiêm trở về Việt Nam vẫn dưới cái tên Lê Kim. Để tránh bị truy nã, ông không dám trở về quê nhà mà "đội lốt" là người Minh Hương (tên gọi Người Hoa ở vùng Nam Bộ của Việt Nam) đi khai hoang ở tỉnh Định Tường (nay thuộc địa bàn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Đồng Tháp). Ông là người có công khai hoang, sáng lập ra làng Hòa An, phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường. Tại đây, ông tục huyền với một người phụ nữ họ Phan và sinh được hai người con trai, đặt tên là Lê Xuân Lãm và Lê Xuân Lương. Trong di chúc để lại, ông dặn tất cả con cháu đời sau đều phải lấy tên đệm là Xuân để tưởng nhớ quê cũ ở làng Xuân Lũng.

Trong bức thư bằng chữ nôm gửi về cho người anh ruột Trần Mạnh Trí ở làng Xuân Lũng vào năm 1860, Lê Kim đã kể tường tận hành trình hơn 10 năm phiêu dạt của mình từ một con tàu ngoại quốc ở Phố Hiến đến những ngày tháng khắc nghiệt ở Mỹ, rồi trở về an cư lạc nghiệp ở Định Tường. Khi người anh nhắn lại: “Gia đình bình yên và lúc này người đi xa đừng vội trở về”, Lê Kim đã phải tiếp tục chôn giấu gốc gác của mình ở miền Tây Nam Bộ.
Nhưng chưa đầy 10 năm sau, khi làng xóm bắt đầu trù phú thì thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Lê Kim từ bỏ nhà cửa, ruộng đất, dùng toàn bộ tài sản của mình cùng Võ Duy Dương mộ được mấy nghìn nghĩa binh phất cờ khởi nghĩa ở Đồng Tháp Mười. Tài bắn súng học được trong những năm tháng ở miền Tây nước Mỹ cùng với kinh nghiệm xây thành đắp lũy đã khiến ông trở thành một vị tướng giỏi. Năng khiếu ngoại ngữ cũng giúp Lê Kim cảm hóa được một nhóm lính Pháp và dùng chính nhóm lính này tấn công quân Pháp ở Cái Bè, Mỹ Qưới, khiến cho quân giặc điêu đứng.
Năm 1866, trong một đợt truy quét của Pháp do tướng De Lagrandière chỉ huy, quân khởi nghĩa thất thủ, Lê Kim đã tuẫn tiết chứ nhất quyết không chịu rơi vào tay giặc. Gia phả nhà họ Lê do hậu duệ của Lê Kim gìn giữ có ghi lại lời trăn trối của ông: “Trước khi chết, cụ dặn cụ bà lánh qua Rạch Giá gắng sức nuôi con, dặn chúng tôi giữ đạo trung hiếu, đừng trục lợi cầu vinh, đừng ham vàng bỏ ngãi. Nghĩa quân chôn cụ ngay dưới chân Giồng Tháp. Năm đó cụ chưa tròn ngũ tuần”. Trên mộ của Lê Kim ở Giồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp) có khắc đôi câu đối: “Lòng trời không tựa, tấm gương tiết nghĩa vì nước quyên sinh/Chính khí nêu cao, tinh thần hùng nhị còn truyền hậu thế”.
Không chỉ được coi là người đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, Lê Kim còn là một trong những nhà yêu nước can đảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Dù cuộc khởi nghĩa của ông và nhiều cuộc khởi nghĩa khác chống thực dân Pháp và triều đình Nguyễn ở Nam Kỳ đều bị thất bại, nhưng Lê Kim vẫn được công nhận là một trong những danh nhân lớn ở Đồng Tháp thế kỷ 19.

Theo Đất Việt
http://www.itaexpress.com.vn/tin_ita/kinh_t/g_ng_m_t/ng_i_vi_t_d_u_tien_d_t_chan_d_n_m

10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam

10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam
Ông Phạm Nhật Vượng


- Tính đến ngày hôm nay (29/12) khối lượng tài sản của các cổ đông đã được thống kê. 10 đại gia giàu nhất trên thị trường chứng khoán năm 2010 đã được xác định, trong đó ông Phạm Nhật Vượng vượt lên vị trí số 1 với sở hữu 15.215 tỷ đồng, tương đương 780 triệu USD.

Tính theo giá đóng cửa ngày 29/12, lượng cổ phiếu VIC và VPL mà ông Phạm Nhật Vượng, người đứng đầu Tập đoàn Đầu tư Việt Nam - Vingroup đang sở hữu có giá trị thị trường đạt hơn 15.215 tỷ đồng, tương đương 780 triệu USD.

Trong khi đó lượng cổ phiếu HAG của ông Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) trị giá 11.366 tỷ đồng, tương đương 583 triệu USD.

Như vậy, khối tài sản của ông Vượng và ông Đức vượt trội so với những vị trí còn lại trong top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Đặng Thành Tâm ở vị trí thứ 3 với 4.042 tỷ đồng.

Với khối tài sản trị giá hơn 15.215 tỷ đồng, cao hơn 34% so với ông Đoàn Nguyên Đức, ông Vượng được dự đoán sẽ trở thành người giàu nhất trên TTCK năm 2010.

Như vậy sau nhiều năm liền ở vị trí thứ 2, ông Phạm Nhật Vượng đã chính thức trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán khi kết thúc năm 2010.

Bà Phạm Thu Hương, vợ của ông Phạm Nhật Vượng cũng đồng thời trở thành nữ doanh nhân giàu nhất trên thị trường chứng khoán với 2.262 tỷ đồng.

Theo cổng thông tin dữ liệu tài chính chứng khoán VN, tính đến hết ngày 24/9 vừa qua, có khoảng 120 người có lượng cổ phiếu giá trị trên 100 tỷ đồng.

Để đứng trong top 50 phải sở hữu từ 300 tỷ đồng trở lên, top 40 từ 400 tỷ, top 30 từ 530 tỷ, top 20 từ 700 tỷ đồng và top 10 từ 1.200 tỷ đồng.

Cuối năm 2009, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Saigon Invest Group, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 13.700 tỷ đồng, trong đó riêng SQC đóng góp gần 9.000 tỷ đồng.

Top 10 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam (tính theo giá ngày 29/12)

Xếp hạng


Họ tên


Cổ phiếu sở hữu


Giá trị lượng CP nắm giữ (29/12). Đv: tỷ đồng

1


Phạm Nhật Vượng


VIC, VPL


15,216

2


Đoàn Nguyên Đức


HAG


11,366

3


Đặng Thành Tâm


KBC,SGT,ITA,NVB


4,042

4


Trần Đình Long


HPG


2,963

5


Nguyễn Văn Đạt


PDR


2,604

6


Phạm Thu Hương


VIC,VPL


2,262

7


Hà Văn Thắm


OGC


1,972

8


Phạm Thuý Hằng


VIC


1,813

9


Nguyễn Thị Như Loan


QCG


1,972

10


Nguyễn Hoàng Yến


MSN


1,546



http://www.tin247.com/10_nguoi_giau_nhat_thi_truong_chung_khoan_viet_nam-3-21701811.html

Wednesday, February 16, 2011

Những người giàu nhất Việt Nam 2009: Doanh nhân thủy sản góp mặt

Những người giàu nhất Việt Nam 2009: Doanh nhân thủy sản góp mặt
| 06-01-2010, 08:56 am |

Năm 2009, là năm thứ tư liên tiếp thực hiện việc điều tra, thống kê và công bố danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đó như một cách nhằm ghi nhận những nỗ lực và sự thành đạt của các doanh nhân, doanh nghiệp. Trong bảng xếp hạng của Top 10, Top 50, hay Top 100, thứ hạng của các nhân vật đã có sự thay đổi đáng kể so với năm ngoái, nguyên do là vì diễn biến giá các cổ phiếu và vì sự thay đổi kế hoạch nắm giữ vốn trong doanh nghiệp. Riêng Top 10 của năm 2009, chứng kiến sự soán ngôi ngoạn mục của những doanh nhân thủy sản.

Đó là 2 doanh nhân thuộc hai doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản: bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn và ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Thủy sản Hùng Vương. Đây là hai công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, đồng thời thuộc hai công ty cũng là những đơn vị mạnh trên sàn chứng khoán Việt Nam.



Phụ nữ giàu nhất Việt Nam



Với khối tài sản trị giá 1006 tỷ đồng, bà Trương Thị Lệ Khanh đứng ở vị trí thứ 8 trong Top 10 và trở thành người phụ nữ giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, vượt qua nhiều nữ doanh nhân khác như: bà Đặng Thị Hoàng Yến (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo), Đặng Thị Hoàng Phượng (em ông Đặng Thành Tâm); Phạm Thu Hương (vợ ông Phạm Nhật Vượng), Đặng Ngọc Lan (vợ ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch HĐ sáng lập ACB)… Đồng thời đưa giá cổ phiếu Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn tăng lên đáng kể, sau hơn hai năm chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán.



Có được lợi thế đó là do Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam, được thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 1997 tại tỉnh Đồng Tháp. Vĩnh Hoàn là công ty đứng thứ hai trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu thủy sản nhưng đứng thứ nhất trong số các công ty xuất khẩu cá tra và basa. Hai thị trường chính của công ty vẫn là châu Âu (chiếm 47%) và Mỹ (chiếm 34%). Sáu tháng đầu năm 2009, tổng khối lượng xuất khẩu của công ty Vĩnh Hoàn đạt 20.700 tấn, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 58 triệu USD.



Với chiến lược phát triển dài lâu, công ty đã và đang áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu, nhằm đảm bảo các điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty có 8 vùng nuôi cá tra, tổng diện tích 136,5 ha, cung cấp 34% nhu cầu nguyên liệu. Năm 2009, công ty mở rộng thêm 186,5 ha diện tích nuôi, đảm bảo được 40% nhu cầu nguyên liệu.



Thương hiệu Hùng Vương



Góp mặt trong top những người giàu nhất còn có một cái tên quen thuộc trong ngành thủy sản – Ông Dương Ngọc Minh, TGĐ – Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Thủy sản Hùng Vương. Công ty CP Thủy sản Hùng Vương hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu cá da trơn lớn nhất cả nước với diện tích nuôi trồng thủy sản 150 ha, đáp ứng 50% nguyên liệu cho công ty; sản xuất thức ăn thủy sản; chế biến thủy sản với 7 nhà máy chế biến thủy sản với công suất 190.000 tấn/năm; và dịch vụ kho lạnh với sức chứa 42.000 tấn tại KCN Tân Tạo.



Hùng Vương luôn khẳng định được vị thế vững chắc của mình trên thương trường, tạo được lòng tin của khách hàng từ các thị trường Mỹ, Châu Âu, Úc, Mexico, Canada, Cộng Hòa Dominican, Li Băng, Jordan và các nước khác trong khu vực Châu Á. Đồng thời, Công ty Thủy sản CP Hùng Vương cũng là công ty thủy sản lớn nhất trong số các công ty thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo đánh giá thì sang năm 2010 này, cổ phiếu của Hùng Vương có thể đạt mức giá 100.000VND/CP.


Với việc tham gia vào thị trường chứng khoán của hai công ty thủy sản lớn cả nước này, ngành Thủy sản thêm một lần nữa khẳng định được vị thế và sự đóng góp của mình trong sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

Theo TC-TSVN
http://www.anvifish.com/news.php?id=79

GDP bình quân đầu người đến 2015 của Đồng Tháp đạt trên 1.500 USD.

GDP bình quân đầu người đến 2015 của Đồng Tháp đạt trên 1.500 USD.

Theo Tân Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan, hội đồng nhân dân tỉnh vừa thông qua Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh.

Theo đó, Đồng Tháp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ.

GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 1.500 USD. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,5%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 19,8%/năm.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 8%/năm. Sản lượng lúa hàng năm đạt trên 2,5 triệu tấn. Quyết tâm đưa kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đứng vào hàng khá trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
http://www.vinacorp.vn/news/5-nam-toi-gdp-dong-thap-se-tang-binh-quan-13-nam/ct-421857

Gần 2.800 tỷ đồng đầu tư vào tỉnh Đồng Tháp

Gần 2.800 tỷ đồng đầu tư vào tỉnh Đồng Tháp

Ngày 22/8, ngay tại Hội thảo “Xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội Đồng Tháp 2009” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Tháp đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với tổng trị giá lên tới 2.768 tỷ đồng, với 8 doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp cũng đã đăng ký đóng góp tiền vào Quỹ an sinh xã hội của tỉnh Đồng Tháp.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh tỉnh Đồng Tháp là tâm điểm của Đồng bằng sông Cửu Long, điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhiều tiềm năng lớn về phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại-dịch vụ-du lịch.

Phó Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo này và nêu rõ các doanh nghiệp cần liên kết, hợp lực với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp cùng chung tay, chung sức, nỗ lực vượt qua khó khăn, hợp tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Trương Ngọc Hân đã giới thiệu với các doanh nghiệp tiềm năng, thế mạnh, các dự án phát triển của tỉnh.

Ông Hân bày tỏ mong muốn hợp tác đầu tư với các thành phần kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, xây dựng nhà ở, phát triển thương mại-dịch vụ, dịch vụ tài chính-ngân hàng, du lịch... Đồng thời đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa-xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân đã khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn thành phố tham gia tích cực vào các dự án phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Tháp.

Ông Quân cam kết làm hết sức mình để hỗ trợ và chia sẻ những kinh nghiệm về thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện và cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp của thành phố tham gia vào các dự án phát triển của Đồng Tháp./.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=137045#ixzz1EBq3Yd1H
http://www.xaluan.com/

Đồng Tháp: Bêtông “cốt tre” cho khu tái định cư

Đồng Tháp: Bêtông “cốt tre” cho khu tái định cư

Bài viết cập nhật lúc: 01:12 ngày 18/05/2009

Tại khu tái định cư thuộc khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), người dân phát hiện một tấm đan đậy nắp cống bị vỡ và bên trong thay vì cốt thép như bê tông bình thường thì chỉ có toàn tre.

Nhiều tấm đậy nắp công sau đó cũng đã được dùng cốt tre, thay cho cốt thép.

Công trình trên thuộc gói thầu số 2 khu tái định cư mở rộng của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thường Phước rộng 7,3ha do doanh nghiệp tư nhân Chí Hồng (thị xã Hồng Ngự) trúng thầu thi công, hoàn thành đưa vào sử dụng được 10 tháng. Khi sự việc được phanh phui, các ngành chức năng đã vào cuộc thanh, kiểm tra.

Qua khảo sát ban đầu, trong tổng số 56 vị trí đặt đan thì có 10 tấm được đổ bằng cốt tre, 35 tấm bằng cốt thép theo quy cách, 11 tấm còn lại bị mất cắp không xác định được. Chủ doanh nghiệp Chí Hồng đã đổ lỗi do công nhân thi công, còn doanh nghiệp không hay biết.

Ông Nguyễn Vạn Lý, Trưởng ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp thừa nhận, khối lượng sai sót không lớn nhưng làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, mất lòng tin của dân.

Các ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đang vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Trương Ngọc Hân cũng chỉ đạo ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu tỉnh, Sở xây dựng gấp rút kiểm tra vụ việc, điều tra toàn diện quá trình thi công và chất lượng tất cả hạng mục gói thầu xây dựng; đề xuất Ủy ban Nhân dân tỉnh hình thức xử lý cụ thể đối với từng cá nhân, tổ chức có liên quan.

Theo www.phapluattp.vn




http://www.tinmoi.vn/Dong-Thap-Betong-cot-tre-cho-khu-tai-dinh-cu-0523447.html

Đồng Tháp: Lễ cung rước Đại tạng kinh và húy kỵ ân sư tại Chùa Quan Âm


Đồng Tháp: Lễ cung rước Đại tạng kinh và húy kỵ ân sư tại Chùa Quan Âm
03/01/2011 06:07:00 Tiểu Bình
Đã đọc: 632 Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nói về Đại tạng kinh. Đây là một nhân duyên thù thắng giữa những con người xa lạ được hội tụ cùng nhau làm nên kỳ tích. Vào trung tuần tháng 10/2010, khi ĐĐ. Thích Giác Ân có chuyến hành hương tại đất nước Đài Loan, tình cờ thầy đã gặp ĐĐ. Thích Vạn Lợi, là du sinh của Việt Nam sang đây học Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học. Từ mối thiên duyên tương hợp này mà ĐĐ. Thích Vạn Lợi đã hỗ trợ ĐĐ. Thích Giác Ân cung thỉnh Đại tạng kinh từ Đài Loan về Việt Nam và hộ tống về đến tận Đồng Tháp.

Vừa qua, tại chùa Quan Âm, ấp Long Thới B, xã Hồng Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp do ĐĐ. Thích Giác Ân Trụ trì, đã long trọng tổ chức lễ cung nghinh Đại tạng kinh được thỉnh từ Đài Loan và lễ húy kỵ ân sư là: cố HT. Thượng Bửu hạ Chơn, húy Chơn Thể.

Để tưởng nhớ đến ân tình linh sơn cốt nhục, người đã một đời tận tụy vì ngôi Phật tự Quan Âm. Từ ngày về đảm nhiệm ngồi chùa này, ĐĐ. Thích Giác Ân không năm nào bỏ qua lễ kỷ niệm tưởng nhớ ân sư. Không chỉ là một buổi lễ húy kỵ bình thường mà mỗi năm như vậy, Đại đức càng tổ chức long trọng hơn.

Lần húy kỵ này, Đại đức đã thỉnh mới ban kinh sư tỉnh Đồng Tháp đăng đàn chẩn tế bạt độ trước ngày diễn ra đại lễ. Đây chính là một việc làm thật sự cần thiết cho những người đã ra đi, là lời ru nồng ấm cho giấc ngủ dài ở bên kia cửu tử.

Đoàn cung nghinh Đại tạng kinh

Ngày diễn ra đại lễ chính thức, ngoài những nghi thức thường lệ như: Tảo tháp, cúng ngọ, cung tiến giác linh, lễ tưởng niệm,… Đại đức Trụ trì Thích Giác Ân đã cung thỉnh TT. Thích Chơn Quang trở về bổn tự Quan Âm ban bố pháp thoại cho đồng bào tứ chúng. Lần đầu tiên về ngôi chùa xa xôi hẻo lánh này, Thượng tọa vô cùng bở ngỡ với lễ cung rước Đại Tạng Kinh và người người chen chúc nhau lên dò sang sông trở về chùa nghe pháp, tham dự đại lễ. Thượng tọa hết lời tán thán vị Trụ trì trẻ tuổi, nhưng nhiệt huyết và tinh thần phụng sự chúng sanh luôn là hoài bảo mà Đại đức mang canh cánh bên lòng. Ngoài TT. Thích Chơn Quang ra, chư vị Phật tử nơi đây đã được thính pháp những vị giảng sư nổi tiếng như: TT. Thích Chân Tính, ĐĐ. TS. Thích Nhật Từ, ĐĐ. ThS. Thích Phước Tiến.

TT. Thích Chơn Quang tán thán ĐĐ. Thích Giác Ân

Với bốn nội dung chính mà TT. Thích Chơn Quang đã chia sẻ: hành trình đi về bảo sở của một đời người cần nên có: “một ai đó để kính trọng, một lý tưởng để đeo đuổi, một công việc hữu ích để làm và một công phu để tu tập”. Lý giải bốn điều này, Thượng tọa đã ban tặng cho chư Phật tử nơi đây một thời pháp thật ý nghĩa, sinh động.

ĐĐ. Thích Giác Ân và ĐĐ. Thích Vạn Lợi

Nói về Đại tạng kinh. Đây là một nhân duyên thù thắng giữa những con người xa lạ được hội tụ cùng nhau làm nên kỳ tích. Vào trung tuần tháng 10/2010, khi ĐĐ. Thích Giác Ân có chuyến hành hương tại đất nước Đài Loan, tình cờ thầy đã gặp ĐĐ. Thích Vạn Lợi, là du sinh của Việt Nam sang đây học Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học. Từ mối thiên duyên tương hợp này mà ĐĐ. Thích Vạn Lợi đã hỗ trợ ĐĐ. Thích Giác Ân cung thỉnh Đại tạng kinh từ Đài Loan về Việt Nam và hộ tống về đến tận Đồng Tháp.

ĐĐ. Thích Vạn Lợi hướng dẫn chư vị Phật tử hộ tống Đại tạng kinh vào chùa

Bằng tâm nguyện và nhiệt huyết của một du sinh trẻ, ĐĐ. Thích Vạn Lợi đã cận thận nâng niu từng bộ kinh, phân loại cũng như sắp xếp tránh bị thất lạc, để cuối cùng hơn 8.000 cuốn được trưng bày tại chùa Quan Âm.

Lễ cung nghinh Đại tạng kinh được tổ chức long trọng bằng nghi lễ truyền thống Phật giáo, có sự hiện diện quý báu của chư Tôn đức ban trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận, cùng sự tiếp rước hân hoan của hơn 2.000 Phật tử gần xa. Phải nói, đây là một công đức thù thắng để đồng bào Phật tử vùng sâu, vùng xa được một lần trong đời chính mắt chiêm ngưỡng lời Phật dạy.

Xin giới thiệu đến bạn đọc gần xa một số hình ảnh tại buổi lễ:

Khóa lễ Trai đàn chẩn tế










ĐĐ. Thích Giác Ân vận chuyển Đại tạng kinh



Nhiệt tâm cùng tuổi trẻ

















Niềm hoan hỷ khi hoàn thành xong Phật sự





Lưu niệm ngày đại lễ


Cung nghinh giảng sư đang pháp tòa







ĐĐ. Thích Tuệ Minh MC chương trình đại lễ, tác bạch cúng dường Trai Tăng

Hòa thượng chứng minh ban đạo từ





http://www.daophatngaynay.com/vn/tin-tuc/trong-nuoc/6204-Dong-Thap-Le-cung-ruoc-Dai-tang-kinh-va-huy-ky-an-su-tai-Chua-Quan-Am.html

Đồng Tháp: Nhiều vụ “vay đểu” hàng trăm tỷ đồng

Đồng Tháp: Nhiều vụ “vay đểu” hàng trăm tỷ đồng

Cập nhật lúc 22h48, ngày 15/02/2011

KTĐT - Thủ đoạn phạm tội phổ biến của các đối tượng là hỏi vay tiền để đáo nợ ngân hàng hoặc cho người khác vay lại để đáo nợ ngân hàng, vay để mở rộng kinh doanh và chấp nhận vay với lãi suất cao từ 7,5% đến 15%/tháng rồi chiếm đoạt với số tiền hàng chục tỷ đồng.

Ngày 14/2, theo thông tin từ Viện KSND tỉnh Đồng Tháp, thời gian qua, trong các loại tội phạm xảy ra trên địa bàn thì loại tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có chiều hướng gia tăng về số vụ và hậu quả gây ra cũng đặc biệt nghiêm trọng.

Điển hình như vụ Lưu Ý Ngọc đã lừa đảo chiếm đoạt trên 40 tỷ đồng của 23 người; vụ Nguyễn Thị Hoa, bằng thủ đoạn hỏi vay tiền để đáo nợ ngân hàng và mở rộng kinh doanh đã lừa đảo chiếm đoạt trên 39 tỷ đồng của 32 người;...

Qua các vụ án cho thấy, thủ đoạn phạm tội phổ biến của các đối tượng là hỏi vay tiền để đáo nợ ngân hàng hoặc cho người khác vay lại để đáo nợ ngân hàng, vay để mở rộng kinh doanh và chấp nhận vay với lãi suất cao từ 7,5% đến 15%/tháng rồi chiếm đoạt với số tiền hàng chục tỷ đồng, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Ngoài ra, các đối tượng còn thực hiện các hành vi thủ đoạn khác như khai khống vốn điều lệ khi thành lập công ty để các đối tác kinh doanh tin tưởng vào năng lực tài chính của doanh nghiệp, từ đó thông qua hình thức ký kết hợp đồng kinh tế xin tạm ứng tiền mua hàng để thực hiện hợp đồng rồi chiếm đoạt.

Điển hình là vụ Đỗ Quốc Cường - Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu lương thực Quốc Phong có vốn điều lệ khoảng 300 triệu đồng, song khai khống là 4 tỷ đồng, sau đó ký hợp đồng với một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, xin tạm ứng tiền mua gạo rồi chiếm đoạt 30 tỷ đồng của nhiều người.

http://ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=281294&CatId=43

Tỉnh Đồng Tháp cho lập công ty khống để rút ruột DNNN

Tỉnh Đồng Tháp cho lập công ty khống để rút ruột DNNN

Hôm qua, tại phiên tòa xét xử vụ án Mai Văn Huy, ông Nguyễn Văn Thơ, nguyên trưởng Ban Kinh tế Tỉnh ủy, được mời làm nhân chứng, đã thừa nhận: “Thành lập Công ty Sông Tiền là chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh”. Công ty cổ phần này hoạt động khống nhưng hưởng lãi thật từ Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp.

Luật Công ty nghiêm cấm giám đốc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo ở công ty cổ phần. Nhưng Mai Văn Huy đang là giám đốc Công ty Thương mại dịch vụ dầu khí Đồng Tháp (TMDK) lại ngồi luôn ghế chủ tịch HĐQT ở Sông Tiền. Huy khai: “Đó là chủ trương của tỉnh. Tỉnh chỉ đạo thì tôi phải làm”.

Tham gia góp vốn vào Sông Tiền có 7 đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh (1,7 tỷ đồng), Công ty TNHH An Bình (thuộc Sở Công an Đồng Tháp, 0,5 tỷ), Ban Kinh tế Tỉnh ủy (2,6 tỷ), Côn ty TNHH Phong Thạnh (2 tỷ), Công ty TNHH Tân Tây Đô (3 tỷ) và Công ty TMDK Đồng Tháp (3,2 tỷ).

Trong phần thẩm vấn, Mai Văn Huy và đại diện các cổ đông đều thừa nhận là tại thời điểm góp vốn, cả Văn phòng UBND tỉnh, Công ty Bình An, Ban Kinh tế Tỉnh ủy đều không có tiền, và vốn góp đều là tiền vay của Công ty TMDK Đồng Tháp. Bộ máy nhân sự, trụ sở làm việc của Sông Tiền cũng là thuộc Công ty TMDK Đồng Tháp. Hoạt động của đơn vị này là khống, bởi khi có khách hàng đến Công ty Đồng Tháp mua xăng dầu, Huy lại chỉ đạo dùng hóa đơn của Sông Tiền để bán hàng cho khách. Sau đó tổng hợp số lượng hàng bán được để làm hợp đồng chuyển hàng từ Đồng Tháp sang Sông Tiền. Như vậy, công sức là của Công ty TMDK Đồng Tháp nhưng tiền lãi lại được chuyển sang Sông Tiền. Huy thừa nhận đã chi cho Văn phòng UBND tỉnh 1,16 tỷ đồng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy 1,08 tỷ đồng... Tính ra, do phải đeo bòng Công ty cổ phần Sông Tiền, Công ty TMDK Đồng Tháp đã bị thiệt hại gần 2,6 tỷ đồng.

Trả lời vấn đề này, đại úy Trần Văn Điền, Trưởng Ban sản xuất Công an tỉnh, đại diện sáng lập viên là Công ty TNHH An Bình, thẳng thừng: “Sai chớ sao không sai. Lúc đó tôi cự quyết liệt luôn, nhưng cuối cùng phải nhận, vì đây là sự áp đặt của tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban giám đốc Công an tỉnh. Về thủ tục, tôi là sáng lập viên nhưng không hề được dự một cuộc họp nào của HĐQT, trừ cuộc họp giải thể công ty do UBND tỉnh mời”.

Ông Huỳnh Văn Sáng, Trưởng ban Đối ngoại UBND tỉnh (nguyên phó chủ tịch tỉnh) lại khẳng định, việc ông tham mưu cho tỉnh thành lập công ty là không sai. Chủ tọa phiên tòa đã phải đọc liền 6 điều của Luật Công ty, có nội dung nghiêm cấm cơ quan nhà nước, cán bộ công nhân viên lập công ty tư nhân để hưởng lợi nhuận.

Khác với thái độ của ông Sáng, ông Nguyễn Văn Tho, Trưởng ban Kinh tế Tỉnh ủy thừa nhận: “Tôi không lường trước được sự việc nên tôi phải chịu một phần trách nhiệm”. Ông thẳng thắn nói trước tòa rằng, việc thành lập Sông Tiền là chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm đối phó với hậu quả khủng hoảng kinh tế năm 1997. Ông Tho là lãnh đạo tỉnh đầu tiên thừa nhận trách nhiệm việc làm sai của mình.

http://vnxitin.com/news/site/vnexpress/page/GL/Phap-luat/2002/06/3B9BCBC2/

.:: Đặc sản Đồng Tháp -:- Cuộc Sống Việt ::.

.:: Đặc sản Đồng Tháp -:- Cuộc Sống Việt ::.

Đồng Tháp thắng lợi vụ quýt hồng Lai Vung

Đồng Tháp thắng lợi vụ quýt hồng Lai Vung

(Thứ ba, 15/02/2011 11:57 AM)

Email
Lưu lại để đọc In trang này

Vụ quýt đầu năm 2011, toàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp có diện tích hơn 1.400 ha, trong đó có hơn 1.000 là quýt hồng, tập trung nhiều nhất ở 4 xã Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới. Theo ngành Nông nghiệp, vụ quýt năm nay năng suất bình quân đạt hơn 35 tấn/ha. Tổng sản lượng gần 50.000 tấn, giá quýt trong dịp Tết từ 10-16 ngàn đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 4-8 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi ha lãi hơn 500 triệu đồng.

Bí quyết của nhiều nhà vườn trồng quýt hồng ở Lai Vung đều cho trái đúng dịp Tết và hiện nay còn lưu giữ 20% diện tích bán trong dịp Rằm tháng Giêng Tân Mão. Đặc biệt ở Lai Vung có vườn quýt hồng của anh Phạm Hồng Xê ở ấp Tân Mỹ, xã Tân Phước với diện tích hơn 2.000 mét vuông, sau khi thu hoạch trừ chi phí, lãi hơn 200 triệu đồng. Quýt hồng ở huyện Lai Vung là loại trái cây đặc sản, hương vị quýt ngọt đậm đà, vỏ màu vàng ánh, ít hạt, trái to và cho rất nhiều trái, bình quân 4-5 trái/kg. Mùa quýt đầu năm nhiều nhà vườn Lai Vung trúng đậm, nhiều hộ trong vùng trồng quýt nhộn nhịp mua sắm...

Quýt hồng Lai Vung là loại trái cây đặc sản có tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2011, theo Phòng Nông Nghiệp cho biết, sẽ giúp bà con nơi đây tiến hành đăng ký thương hiệu cho quýt hồng Lai Vung để mở rộng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu./.
http://nongnghiep.dailyinfo.vn/4-13-11199-Dong-Thap-thang-loi-vu-quyt-hong-Lai-Vung.html

Đồng Tháp: Xử lý cán bộ gây khó khăn về thủ tục hành chính

Đồng Tháp: Xử lý cán bộ gây khó khăn về thủ tục hành chính

Tỉnh Đồng Tháp kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu, không thực hiện đúng các quy định về thủ tục hành chính đã được công bố, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Theo báo cáo về kết quả thực hiện rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Tổ công tác Đề án 30 Tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ, Đồng Tháp đã kiến nghị đơn giản hóa 991 TTHC với tỷ lệ đạt 75%, trong đó đề xuất sửa đổi 833 thủ tục, 10 thủ tục khác có phương án thay thế và đề nghị bãi bỏ 148 thủ tục không phù hợp.

So với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra là phải đơn giản hóa tối thiểu 30% số TTHC, tỉnh Đồng Tháp đã vượt hơn gấp 2 lần và cũng là một trong những địa phương trên cả nước hoàn thành đúng tiến độ giai đoạn rà soát, đơn giản hóa TTHC.

Trong số các TTHC được kiến nghị đơn giản hóa có 231 thủ tục cấp huyện và 93 thủ tục cấp xã. Tỉnh Đồng Tháp đã lựa chọn thành phố Cao Lãnh là đơn vị cấp huyện điểm, xã Tịnh Thới là đơn vị cấp xã điểm trong triển khai Đề án 30 trên địa bàn.

Bước sang giai đoạn 3 của Đề án 30, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Lê Vĩnh Tân cho biết, trong tháng 8 này, tỉnh sẽ đôn đốc Thủ trưởng các sở, ban, ngành của Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc việc soạn thảo các văn bản thực thi phương án đơn giản hóa TTHC, làm sao để nhanh chóng triển khai nghiêm túc công tác thực thi phương án đơn giản hóa TTHC trên từng địa bàn theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.

Khẩn trương áp dụng thống nhất Bộ TTHC

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt mục đích, ý nghĩa, tuyên truyền về lợi ích, kết quả của Đề án 30 đối với cán bộ, công chức trong từng đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai, áp dụng thống nhất Bộ TTHC đã được kiểm soát và được UBND tỉnh công bố công khai, cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

Để công việc đạt hiệu quả, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu, không thực hiện đúng các quy định về TTHC đã được công bố, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Theo thông tin của UBND tỉnh Đồng Tháp, nhiệm vụ hiện nay của Tổ Đề án 30 tỉnh là tiến hành cập nhật liên tục những TTHC mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; kiểm tra, theo dõi, giám sát, đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, phường, xã, thị trấn trong việc thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC thuộc thẩm quyền của tỉnh và các TTHC sau khi đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.

(Theo chinhphu.vn)

http://thutuchanhchinh.vn/index.php/news/detail/430

Đồng Tháp: Xây nhà máy tinh luyện dầu cá 15 triệu USD

Đồng Tháp: Xây nhà máy tinh luyện dầu cá 15 triệu USD

[ Ngày cập nhật: 22/12/2010 - 16h:18m GMT +7 ]
Nhà máy có công suất 100 - 200 tấn/ngày. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động cào cuối năm 2011.

Ngày 22/12, Tập đoàn Sao Mai An Giang và Tập đoàn Desmet Balesstra của Vương quốc Bỉ, đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống thiết bị tinh luyện dầu Desmet cho nhà máy tinh luyện dầu cá tại khu công nghiệp Vàm Cống, huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp.

Nhà máy có công suất 100 tấn đến 200 tấn/ngày với tổng vốn đầu tư 15 triệu USD. Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2011.

Nhà máy tinh luyện dầu cá của Tập đoàn Sao Mai An Giang thực hiện tinh luyện dầu chiết xuất từ mỡ cá tra thô trở thành loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng hàng ngày bao gồm các lĩnh vực công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm dinh dưỡng...

Nhà máy xây dựng trên diện tích 23.450m2, sẽ giải quyết việc làm cho 2.000 lao động. Nguồn nguyện liệu mỡ cá tra và cá basa được cung cấp bởi các nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

http://thitruongvietnam.com.vn/gpmaster.gp-media.thi-truong-viet-nam.gplist.86.gpopen.51614.gpside.1.dong-thap-xay-nha-may-tinh-luyen-dau-ca-15-trieu-usd.asmx